Đang thực hiện
 
Đóng
Thông báo
Tel : +(84)24 32321874     Hotline : +(84)98 855 0877     Email: contact@elitetrans.vn   dichthuatthudo@gmail.com
Tiếng Việt 
Những hạt sạn thường gặp trong dịch thuật

Những hạt sạn thường gặp trong dịch thuật

Đăng ngày: 06/02/2015 Lượt xem: 1608

Những năm gần đây, chuyện dịch thuật và in ấn quá dễ dãi, dẫn đến tình trạng dịch ẩu làm ảnh hưởng không chỉ tới chất lượng các bản dịch mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc một cuốn sách hay, một bài báo hay hoặc xem một bộ phim hấp dẫn mà thỉnh thoảng lại gặp phải những chỗ dịch dở thì chẳng khác nào khi ăn một bữa cỗ thịnh soạn mà chốc chốc lại gặp phải những hạt sạn.

 

Dịch thuật là một nghệ thuật. Vì vậy, nó cũng có những đòi hỏi khắt khe như bất kì một ngành nghệ thuật nào khác. Cụ thể cái mà dịch thuật đòi hỏi là người dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ, có phông văn hóa rộng mà còn phải giỏi cả tiếng mẹ đẻ. 

 Những năm gần đây, chuyện dịch thuật và in ấn quá dễ dãi, dẫn đến tình trạng dịch ẩu làm ảnh hưởng không chỉ tới chất lượng các bản dịch mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự trong sáng của tiếng Việt. Đọc một cuốn sách hay, một bài báo hay hoặc xem một bộ phim hấp dẫn mà thỉnh thoảng lại gặp phải những chỗ dịch dở thì chẳng khác nào khi ăn một bữa cỗ thịnh soạn mà chốc chốc lại gặp phải những hạt sạn.

 1.    Hiện tượng quá lệ thuộc vào câu chữ và cấu trúc.

 Hiện tượng này thường gặp trên báo chí, phát thanh và truyền hình. Xin dẫn ra một số ví dụ điển hình sau đây:
Trên tuần báo trào phúng  Làng cười số 25 (từ 16/5 đến 24/6/2008) có đăng một bài viết về EURO - 2008 trong đó có lời nhận xét của huấn luyện viên trưởng đội tuyển ASENAL (được dịch từ tiếng Anh) về đội tuyển Pháp như sau:  “tuy Pháp có nhiều hậu vệ giàu kinh nghiệm nhưng họ đã quá già để tạo nên một lá chắn an toàn” .  Rõ ràng là, câu trên hoàn toàn có thể diễn đạt theo lối tư duy của người Việt Nam: “…họ đã quá già không thể tạo nên một lá chắn an toàn”;  vừa rõ ràng vừa mạch lạc và điều quan trọng là, như thế mới đúng là tiếng Việt. Giờ đây, chúng ta cũng không lấy gì làm ngạc nhiên khi gặp những câu kiểu như: Anh ta có một gia đình lớn để nuôi dưỡng  (He has a big  family to support); trong khi câu thuần Việt phải là: Anh ta phải nuôi một gia đình đông người.

Thật vậy, trong chương trình tường thuật bóng đá EURO - 2008 giữa Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kì trên VTV3 ngày 8/6/2008, bình luận viên đã bình: Anh ta quá khỏe để đối phương có thể theo.  Thậm chí, trên trang 3 báo Văn nghệ số Tết Đinh Hợi có đăng bài của D.N. trong đó có đoạn:  “Nó (tỉnh Hà Nam) sát bên nách thủ phủ và tiện đường nhưng ít khi cánh văn nghệ tạt qua, đơn giản vì nó quá gần để thăm thú và cũng khá xa để picnic một buổi, một ngày” .  Phải chăng câu văn trên có cấu trúc trùng lặp với cấu trúc câu văn của tiếng Anh một cách ngẫu nhiên. Bởi vì, nếu như ở vào thời điểm cách đây vài chục năm thì chắc chắn người ta sẽ viết “…đơn giản vì nếu đi thăm thú thì quá gần, mà nếu đi picnic một ngày một buổi thì quá xa”.

  2.   Hiện tượng “trông gà hóa cuốc”

  Đây là một hiện tượng cũng khá phổ biến xảy ra đối với các từ có cách viết gần giống nhau; chính vì vậy, người dịch do chủ quan đã lầm lẫn từ này với từ kia. Hiện tượng này trước kia các cụ nhà ta vẫn gọi là: “chữ tác đánh chữ tộ”. Xin dẫn ra một số ví dụ sau đây:
          1) Ngày 9/9/2006 đài HTV9 có phát bộ phim “Thanh tra Hải quân luật” trong đó có nhân vật chính “The King of Romania”, người thuyết minh đã đọc là “Đức vua nước La mã”  thay vì “Đức vua nước Ru ma ni”. Như vậy, ở đây có sự nhầm lẫn giữa Roma (La mã) và Romania (Ru-ma-ni).

            2) Cách đây chừng hơn hai chục năm - thời kì hoàng kim của tiếng Nga ở Việt nam - trong một cuốn giáo trình dạy tiếng Nga cho người Việt nam, có câu: Угол – хлеб промышленности (Than đá là bánh mì của ngành công nghiệp). ở mấy trang sau có câu: Нефть – сырьё химии được dịch sang tiếng Việt là:  Dầu mỏ là pho-mát của ngành hóa học. Thực ra, câu tiếng Nga trên chỉ đơn giản là: “Dầu mỏ là nguyên liệu của ngành hóa học”. Như vậy, người dịch đã nhầm lẫn giữa сырьё (nguyên liệu) và сыр (pho-mát). Rất có thể người viết sách cho rằng, đã có    bánh mì thì phải có…pho-mát!

   3. Hiện tượng dịch theo lối phiên âm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

 Hiện tượng này thường xuất hiện trong những bản dịch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, nhất là trong các bộ phim phát trên truyền hình. Những từ được dịch theo lối phiên âm từ tiếng Hán sang Việt mà chúng tôi nói tới ở đây là những từ Việt gốc Hán đã có một số nét nghĩa ổn định trong tiếng Việt. Xin được nêu ra một số ví dụ cụ thể:

             1) “Tâm địa” là gì?
Tâm địa trong tiếng Việt và tâm địa (心地)  trong tiếng Hán đều có nghĩa là lòng dạ con người. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ, tâm địa trong tiếng Hán có nghĩa trung tính, còn tâm địa trong tiếng Việt có nghĩa tiêu cực. Chẳng hạn, người Việt chỉ có thể nói: Tâm địa độc ác,hoặc: Nó chỉ nói cho bõ tức thôi chứ không có tâm địa gì đâu; chứ không thể nói: Tâm địa rất tốt.  Trong khi đó người Trung quốc có thể nói:心地坦白/ 心地单纯/ 心地很好? (tâm địa thản bạch: bụng dạ xởi lởi/ tâm địa đơn thuần: bụng dạ thuần khiết/ tâm địa hận hảo: bụng dạ rất tốt ).

 Trong bộ phim “Chuyện chàng Vượng” phát trên VTV3 trưa ngày 4/3/2008 có lời thoại được dịch sang tiếng Việt là:    “Tâm địa nó đâu có tốt!”. Như vậy, chữ tâm địa ở đây là thừa vì, trong tiếng Việt, khi nói đến  tâm địa là người ta đã nghĩ ngay tới một cái gì đó không tốt rồi!

            2) “Khách khí” ở Việt Nam và “khách khí” ở Trung Quốc có gì khác nhau?
  Trong tiếng Việt,  khách khí cũng là một từ Hán-Việt, từ điển Hoàng Phê giải thích: “có vẻ như khách, tỏ ra giữ gìn, dè dặt, không tự nhiên trong việc làm, cách cư xử”.  Ví dụ: Quen biết rồi không nên khách khí, hoặc: Nhận lời ngay không nên khách khí. Còn trong tiếng Hán, khách khí (客气) về cơ bản cũng có những nét nghĩa như khách khí trong tiếng Việt. Ví dụ:
他客气一回儿,把礼物收下来 (Anh ta tỏ ra khách khí một hồi lâu rồi nhận lấy quà biếu).
 Ngoài ra, khách khí (客气) của tiếng Hán còn có nghĩa: “lễ phép, nhã nhặn, nhún nhường”. Còn khi người Hán nói: 不客气 (bất khách khí: – không khách khí) thì có hàm ý: “thẳng thừng, không nhường nhịn, toạc móng heo hoặc đừng khách sáo”

 4.    Hiện tượng chọn sai nghĩa đối với những từ đa nghĩa.

Như chúng ta đã biết, một trong những đặc điểm của ngôn ngữ là nó có tính đa trị; có nghĩa là, quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện không phải lúc nào cũng là 1-1 (một đối một), mà có thể là 1 - 1, 2, 3,…n. Vốn từ vựng trong hai ngôn ngữ cũng vậy. Nghĩa là, không không phải lúc nào cũng có quan hệ 1-1 về nghĩa của từ trong hai ngôn ngữ.
Bởi vậy, trong dịch thuật, thao tác lựa chọn đúng nghĩa ngữ cảnh là vô cùng quan trọng. Với những có nghĩa đã được giải thích sẵn có trong từ điển song ngữ việc chọn nghĩa nào cho phù hợp với văn cảnh đã khó, huống hồ, với những từ có những nghĩa không được ghi trong từ điển thì tình hình còn phức tạp hơn nhiều. Xin nêu vài ví dụ điển hình:

            1) Tất cả có bao nhiêu “ngành công nghiệp”?
Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng hay xuất hiện các cụm từ    công nghiệp hóa học, công nghiệp du lịch,v.v... Những cụm từ này được dịch từ các cụm từ của tiếng Anh: chemical industry, tourist industry. Thực ra, industry ngoài nghĩa là công nghiệp như trong  light/ heavy industry (công nghiệp nhẹ/ nặng); còn có nghĩa là ngành kinh doanh và có thể dùng ở số nhiều. Vì vậy, tourist industry dịch chính xác ra phải là ngành (kinh doanh) du lịch. Tương tự, chemical industry  phải dịch là ngành hóa học mới chuẩn xác.

 Trọng Phan là một dịch giả nổi tiếng đã dịch nhiều truyện phản gián từ tiếng Nga sang tiếng Việt rất quen thuộc với độc giả Việt Nam như: “Nam tước Phôn-bơ-rinh”, “Chiếc khuy đồng”, “Hầm bí mật trên dòng sông En-bơ”.   Có lần, ông kể rằng: cái tiêu đề tiếng Việt “Hầm bí mật trên dòng sông En-bơ”  là không chính xác; vì đã là hầm bí mật thì không thể ở trên dòng sông như kiểu “Những người kéo thuyền trên sông Vôn-ga” được. Rắc rối là ở giới từ на của tiếng Nga, mà theo từ điển Nga-Việt của Л.М. Аликанов, В.В. Иванов, И.А. Мальханова thì nó có tới 19 nghĩa. Khi sách đã xuất bản, ông đã định đổi lại thành “Hầm bí mật dưới lòng sông En-bơ”  cho những lần tái bản về sau nhưng không biết thế nào rồi lại thôi, có lẽ vì ngay từ khi ra đời cuốn sách đã lập tức trở nên nổi tiếng và độc giả Việt nam đã kịp quen với cái tên gọi đó.

         2) “Kinh nghiệm kinh hoàng” là thế nào?
 Trong một bộ phim Mĩ chiếu trên truyền hình cách đây không lâu có lời thoại:   She had a terrible experience đã được dịch sang tiếng Việt là: Nàng có một kinh nghiệm kinh hoàng. Như vậy, người dịch đã không thấy rằng, experience ngoài các nghĩa kinh nghiệm, sự từng trải, còn có nghĩa điều đã kinh qua. Và câu trên lẽ ra phải dịch là:  Nàng đã trải qua một chuyện kinh hoàng, hoặc: Nàng đã gặp phải một chuyện kinh hoàng.

 Chưa hết, trong một cuốn từ điển Việt-Anh dịch từ cuốn từ điển Anh-Anh được nhiều người biết đến (xin giấu tên), cụm từ anunpleasant experience còn được dịch sang tiếng Việt là sự từng trải khó chịu. Quả thực, người dịch khó chịu thì ít mà độc giả khó chịu thì nhiều!
         3) Có đúng là “những người quét đường đang quét cơn mưa”?
Hiện tượng chọn không đúng nghĩa ngữ cảnh khi dịch những từ đa nghĩa không chỉ xảy ra đối với những người mới làm công việc dịch thuật mà còn xảy ra với các dịch giả có thâm niên trong nghề. Khi đưa ra dẫn chứng dưới đây người viết hoàn toàn không có ý định chỉ trích hay phê phán, bởi đây là trường hợp của một dịch giả có uy tín được nhiều độc giả mến mộ.

Trong cuốn “T.T.H.H.” có đoạn: “Anh lái xe mắt lơ đãng nhìn theo trò chơi của những người quét đường. Những người quét đường đang quét cơn mưa. Điều ấy hẳn cũng gợi lên một tứ thơ.”  Thực ra, chuyện là thế này: trong tiếng Nga, từ дворник ngoài nghĩa thông dụng là “người lao công” còn có một nghĩa nữa là “cái gạt nước” mà ít người để ý vì nó có tần số sử dụng ít hơn. Cứ theo nghĩa văn cảnh mà xét thì đoạn văn trên phải dịch là: “Anh lái xe ngồi trong ca-bin nhìn theo cái gạt nước. Cái gạt nước đang quét những hạt mưa.” ; và câu: “Điều ấy hẳn cũng gợi lên một tứ thơ”  không có trong nguyên bản mà do dịch giả bịa ra cho phù hợp với văn cảnh. Thế mới biết tài biến báo của người dịch.

 Tuy nhiên, cũng cần tránh lối dịch máy móc theo kiểu trực dịch (word by word). Còn nhớ, vào những năm 70 của thế kỉ XX cuốn tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” (Как закалялсь сталь) , bản dịch của Thép Mới và Huy Vân xuất bản ở Việt Nam là một cuốn sách gối đầu giường và đã làm rung động hàng triệu trái tim của một thế hệ thanh niên chúng tôi hồi bấy giờ. Tuy vậy, khi đó có người viết trong một cuốn sách nọ đã đề nghị đổi tên thành “  Thép đã tôi như thế nào”  cho sát với nguyên bản. Thực ra, đó chỉ là cách làm của những người máy móc theo kiểu chẻ sợi tóc làm tư, trong khi bản dịch đã quá hay rồi!

 Gần đây, dịch giả Trần Đình Hiến đã dịch rất thành công một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Mạc Ngôn - một tác giả nổi tiếng của văn học đương đại Trung Quốc. Cuốn sách có tên “Phong nhũ phì đồn”nghĩa là “mông to ngực nở”. Căn cứ theo nội dung của cuốn tiểu thuyết, dịch giả đã khéo léo chuyển ngữ sang tiếng Việt là   “Báu vật của đời”.

 Thay cho lời kết
 Một lần người viết bài này đã nghe được “quả tang” trên đài phát thanh có phát một bài viết về một “   Công viên công nghiệp” ở Hàn Quốc. Tiếc rằng, lời nói gió bay; vả lại, người viết bài này chưa từng tới Hàn Quốc nên cứ băn khoăn tự hỏi không biết cái công viên công nghiệp ấy nó có đầu cua tai nheo ra sao nhỉ? Trên đường từ Hà Nội đi sân bay Nội Bài, qua khỏi cầu Thăng Long nhìn bên trái ta có thể thấy một khu công nghiệp lớn với tấm biển   “Thăng Long Industrial Park”. Là người Việt mới học tiếng Anh, dù trình độ có “lởm khởm” đến mấy đi chăng nữa, chắc chắn cũng không ai ngớ ngẩn đến mức mà lại bảo đó là “  Công viên Công nghiệp Thăng Long”!

 

Để nhận tư vấn và báo giá miễn phí dịch vụ dịch thuật và phiên dịch, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi:
Tel:           024 32321874
Hotline:     098 855 0877
Email:       dichthuatthudo@gmail.com

CÔNG TY DỊCH THUẬT ELITETRANS QUỐC TẾ
PGD:         Tầng 4, A Chau Building, 24 Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội
Website:    www.elitetrans.vn / www.dichthuatthudo.com.vn

 
Theo Tienganhdhm

Các bài viết cùng chuyên mục

Khách hàng tiêu biểu

 
  • Tập đoàn FLC
    Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
  • Hãng Thomson Reuters
    Văn phòng đại diện Hyundai Việt Nam
  • Công Ty Giải Pháp Thương Hiệu Sao Kim
    Viện Bảo Vệ Thực Vật
  • Ngân hàng Vietcombank
    Ngân hàng Sacombank
  • Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
    Ngân hàng Agribank
  • Ngân hàng Raiffeisen Centrobank (Áo)
    Khu công nghiệp Thăng Long II
  • Tập đoàn FPT
    Tập đoàn Tozen (Nhật Bản)
  • Tập đoàn Alstom
    Ngân hàng MB
  • Ngân hàng PVcombank
    Ngân hàng BIDV
  • Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam
    Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
  • Cục Dự Trữ Quốc Gia
    Nokia
  • Đại sứ quán Phần Lan
    Hội Chữ Thập Đỏ Tây Ban Nha

Tin tức mới nhất

Tuyển 01 phiên dịch tiếng Anh

Tuyển 01 phiên dịch tiếng Anh

CÔNG TY DỊCH THUẬT ELITETRANS QUỐC TẾ TUYỂN:   1 Phiên dịch tiếng Anh làm việc tại Dự án (Khai thác đá tại tỉnh Yên Bái) trong thời gian khoảng từ 5 tháng - 6 tháng, làm liên tục cả thứ 7 và Chủ Nhật để thực hiện các công việc sau: 1.Phiên dịch tiếng Việt – Anh cho Công ty và Chuyên gia. 2.Dịch các tài liệu, email … tiếng Việt – Anh trong quá trình công tác. 3. Trợ lý, hỗ trợ Chuyên gia các công việc hành chính văn phòng. 4. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc. Đi làm ngay nếu ứng viên đạt yêu cầu và thu xếp được.  
Công tác từ thiện của EliteTrans

Công tác từ thiện của EliteTrans

Công Ty Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế tặng 20 suất quà cho các em nhỏ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại Viện Nhi Trung Ương
Dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành ở đâu tốt nhất, giá hợp lý?

Dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành ở đâu tốt nhất, giá hợp lý?

Công Ty Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế có thế mạnh dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành như ngân hàng, tài chính-kế toán, xây dựng, bảo hiểm, công nghệ thông tin…và nhiều chuyên ngành khác, và chúng tôi tự tin đảm bảo chất lượng bản dịch tốt nhất với mức giá hợp lý.
Nhận diện công ty dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp, uy tín ở Hà Nội

Nhận diện công ty dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp, uy tín ở Hà Nội

Uy tín thì phải là công ty dịch thuật có từ 6 đến 8 năm kinh nghiệm trở lên. Với thời gian trụ vững được như vậy trên thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty đó có thể được coi là một công ty dịch thuật có uy tín. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
Người muốn giỏi dịch thuật tiếng Anh ở Hà Nội phải biết địa chỉ này

Người muốn giỏi dịch thuật tiếng Anh ở Hà Nội phải biết địa chỉ này

Các bạn đang có nhu cầu học dịch thuật tiếng Anh để nâng cao trình độ, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận được các cơ hội việc làm tốt hơn, trở nên chuyên nghiệp hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có thể tham khảo các địa chỉ này:
Những kỹ năng quan trọng trong dịch thuật tiếng Anh

Những kỹ năng quan trọng trong dịch thuật tiếng Anh

Dịch thuật là “tầng cao nhất” trong tiến trình học ngoại ngữ đi từ Nghe-Nói-Đọc-Viết-đến Dịch là nấc cuối cùng. Dịch thuật đòi hỏi một sự chính xác gần như tuyệt đối về ý nghĩa trong truyền đạt từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.
Phương pháp học dịch thuật tiếng Anh đơn giản, hiệu quả nhất

Phương pháp học dịch thuật tiếng Anh đơn giản, hiệu quả nhất

Nhiều người học tiếng Anh và dịch thuật tiếng Anh đã nhiều năm, tốn nhiều thời gian và công sức nhưng không tiến bộ, không giỏi được. Tại sao lại như vậy? Đó là do họ không có phương pháp học dịch đúng và hiệu quả! 
Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong phiên dịch tiếng Anh

Tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể trong phiên dịch tiếng Anh

Để sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp, người phiên dịch phải có con mắt quan sát tinh tế, phải sớm nhận ra các tín hiệu phi ngôn từ của một người có ăn khớp với ngôn ngữ của người đó không, nhất là những biểu hiện trên khuôn mặt và ánh mắt của người đó.
Công ty phiên dịch tiếng Anh tài chính ngân hàng chất lượng ở Hà Nội

Công ty phiên dịch tiếng Anh tài chính ngân hàng chất lượng ở Hà Nội

Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều công ty dịch thuật ở Hà Nội đã cung cấp dịch vụ phiên dịch tiếng Anh tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên không phải công ty nào cũng cung cấp dịch vụ phiên dịch chuyên nghiệp và uy tín như Công Ty Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế.

Tin tức

Công tác từ thiện của EliteTrans

Công tác từ thiện của EliteTrans

Công Ty Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế tặng 20 suất quà cho các em nhỏ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại Viện Nhi Trung Ương
Dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành ở đâu tốt nhất, giá hợp lý?

Dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành ở đâu tốt nhất, giá hợp lý?

Công Ty Dịch Thuật EliteTrans Quốc Tế có thế mạnh dịch thuật tiếng Anh chuyên ngành như ngân hàng, tài chính-kế toán, xây dựng, bảo hiểm, công nghệ thông tin…và nhiều chuyên ngành khác, và chúng tôi tự tin đảm bảo chất lượng bản dịch tốt nhất với mức giá hợp lý.
Nhận diện công ty dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp, uy tín ở Hà Nội

Nhận diện công ty dịch thuật tiếng Anh chuyên nghiệp, uy tín ở Hà Nội

Uy tín thì phải là công ty dịch thuật có từ 6 đến 8 năm kinh nghiệm trở lên. Với thời gian trụ vững được như vậy trên thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty đó có thể được coi là một công ty dịch thuật có uy tín. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để khách hàng đánh giá trước khi quyết định sử dụng dịch vụ.
Người muốn giỏi dịch thuật tiếng Anh ở Hà Nội phải biết địa chỉ này

Người muốn giỏi dịch thuật tiếng Anh ở Hà Nội phải biết địa chỉ này

Các bạn đang có nhu cầu học dịch thuật tiếng Anh để nâng cao trình độ, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận được các cơ hội việc làm tốt hơn, trở nên chuyên nghiệp hơn trong thời kỳ hội nhập quốc tế, có thể tham khảo các địa chỉ này:
Những kỹ năng quan trọng trong dịch thuật tiếng Anh

Những kỹ năng quan trọng trong dịch thuật tiếng Anh

Dịch thuật là “tầng cao nhất” trong tiến trình học ngoại ngữ đi từ Nghe-Nói-Đọc-Viết-đến Dịch là nấc cuối cùng. Dịch thuật đòi hỏi một sự chính xác gần như tuyệt đối về ý nghĩa trong truyền đạt từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.